Ấn Độ không chỉ được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc. Nền ẩm thực Ấn Độ cũng nằm trong nền văn hóa đặc sắc độc nhất trên thế giới của quốc gia này.
Ẩm thực Ấn Độ đa dạng mang đậm dấu ấn tôn giáo góp phần tạo nên sức hấp dẫn của “tiểu lục địa” này đối với du khách trên thế giới. Cùng theo dõi bài viết bên dưới của Masha Allah để khám phá những sự thật thú vị về ẩm thực Ấn Độ nhé!
Nếu quan niệm đồ ăn Ấn Độ chỉ có vị mặn và cay nồng là chúng ta đã sai lầm rồi. Dựa trên hệ thống lý thuyết thực phẩm, người Ấn cho rằng các món ăn phải cân bằng và có đầy đủ 6 hương vị là: ngọt (madhura), mặn (lavana), đắng (tikta), chua (amala), cay (katu) và chất làm se (kasya).
Không chỉ là xứ sở của tôn giáo, Ấn Độ còn được người dân thế giới biết đến là cái nôi sản sinh ra rất nhiều loại gia vị – thành phần không thể thiếu trong các món ăn Ấn độ. Có thể kể đến một số loại gia vị nổi tiếng như: mù tạt, nghệ, ớt, lá thì là, đinh hương… Đây là quốc gia sản xuất hơn 70% các loại gia vị của thế giới với lượng gia vị xuất khẩu hơn 200.000 tấn mỗi năm.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận vai trò vị trí giao thương quan trọng của Ấn Độ đối với hệ thống thương mại toàn cầu. Vì vậy, ẩm thực Ấn Độ không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác điển hình là Địa Trung Hải – Trung Á đến Ả Rập. Các món ăn nổi tiếng như Samosa hay Masala đều có nguồn gốc từ nền văn hóa khác được người Ấn du nhập và sử dụng trong nước.
Ấn Độ là quốc gia có diện tích rộng lớn. Do đó, mỗi khu vực trên đất nước sẽ có những phương pháp chế biến với nguyên liệu khác nhau sao cho phù hợp với khẩu vị ăn uống của người dân từng vùng.
Các quốc gia trên thế giới dường như biết đến ẩm thực Ấn Độ chủ yếu qua các món ăn đến từ vùng Bắc Ấn như Samosas, Roti và các món ăn có hỗn hợp gia vị Garam Masala. Nhìn chung, đồ ăn Bắc Ấn thường ít cay và nhiều rau củ hơn so với các món ăn cay nồng, đậm vị của vùng Nam Ấn.
Lịch sử lâu đời của muối và tiêu
Lịch sử sản xuất muối ở Ấn Độ được nhận xét là lâu đời nhất trên thế giới. Tại đây tồn tại một vùng đầm lầy muối lớn có diện tích trên 7000 km2, được xem là sa mạc muối rộng lớn nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, tiêu đen cũng được các nhà khoa học chứng minh là xuất hiện trong chế độ ăn uống của người Ấn từ hơn 2.000 năm trước Công nguyên.
Theo Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống) thực phẩm Ấn Độ được chia thành 3 dạng chính là Rajasic, Sattvic và Tamasic. Rajasic là nhóm gồm các loại thực phẩm chứa vị mặn, cay hoặc đắng tạo cảm giác được thúc đẩy cạnh tranh và theo đuổi tham vọng của con người.
Sattvic là nhóm gồm các sản phẩm thiên nhiên có tác dụng thanh lọc và tăng cường sinh lực cho cơ thể. Nhóm Rajasic là dạng thực phẩm Tamasic đã chế biến, chứa nhiều thành phần độc hại gây tổn hại tâm trí và sức khỏe con người.
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn nghĩ ớt có nguồn gốc từ Ấn Độ bởi nó là một trong những gia vị chủ lực của ẩm thực nước này. Bất cứ ai đã từng ăn món Vindaloo truyền thống của Ấn Độ đều dễ dàng nhận ra điều đó.
Mặc dù Ấn Độ là quốc gia sản xuất ớt hàng đầu thế giới thế nhưng loại gia vị nổi tiếng này lại không có nguồn gốc từ tiểu lục địa. Trên thực tế, ớt được người Bồ Đào Nha du nhập vào Ấn Độ từ thế kỷ 15.
Nhà hàng Ấn Độ hợp pháp đầu tiên ở Anh được khai trương vào năm 1809. Sự phổ biến của ẩm thực Ấn Độ đã lan rộng khắp nước Anh, trở thành hương vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người dân nước này. Theo thống kê, thủ đô Luân Đôn hiện nay có nhiều nhà hàng hơn cả Mumbai (thành phố lớn của Ấn Độ).
Trên đây là một số sự thật liên quan đến nền ẩm thực Ấn Độ độc đáo và đa dạng. Không chỉ là quốc gia có lịch sử hình thành lâu đời với nền văn hóa mang hơi hướng tâm linh, đậm chất tôn giáo, các món ăn Ấn Độ cũng sở hữu những nét đặc trưng riêng biệt về hương vị và hình thức. Nếu có niềm đam mê khám phá ẩm thực thế giới, bạn còn chần chừ gì mà không ghé ngay Masha Allah để thưởng thức các món ăn của quốc gia xinh đẹp này.